MAKARA

MAKARA

  • Makara là hiện vật văn hóa Champa, bằng chất liệu đất nung, có niên đại khoảng thế kỷ XII – XIII, được phát hiện tại thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên năm 2014. Hiện vật có kích thước cao 34,5cm, rộng 23,5cm, dày 5cm; trọng lượng 2,25kg; xương gốm xốp, lẫn nhiều cát và tạp chất. Makara được trang trí trên cả hai mặt với hình thức giống nhau, đầu nhọn hơi cong quặp về phía trước, giữa có đường rãnh lõm, bờm trên và dưới có 4 tia. Phần chuôi cắm vào kiến trúc tiết diện 13cm x 5,5cm x 5cm.

    Đây là một trong số 242 hiện vật có cùng loại hình, phát hiện cùng thời gian và địa điểm tại thôn Vinh Ba. Loại hiện vật này dùng để trang trí trên kiến trúc Champa, thể hiện hình Makara ở dạng giản lược. Trong thần thoại Ấn Độ, Makara được coi là vật cưỡi của thần Varuna (thần biển cả) hay là vật cưỡi của thần Gangadevi (thần sông Hằng), nên được coi là vật thiêng gắn với sông nước. Makara là sự tổng hòa các đặc điểm của cá sấu, voi và rắn, là biểu tượng cho khát vọng về môi trường mưa thuận gió hòa để con người được làm ăn sinh sống.

Hiện vật khác