CHÉ

CHÉ

  • Ché gốm Quảng Đức (xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), được chế tác bằng kỹ thuật bàn xoay, chất liệu đất nung có tráng men, trên thân còn lưu lại dấu vỏ sò. Ché cao 56,5cm, đường kính miệng 17cm, trọng lượng 7.400g, niên đại khoảng thế kỷ XVIII – XIX. Ché dùng làm đồ đựng trong gia đình, các dân tộc thiểu số miền núi thường sử dụng để ủ rượu phục vụ nghi lễ và sinh hoạt.

    Gốm Quảng Đức với kỹ thuật xử lý, pha trộn nguyên liệu, tạo hình, tạo men và nung gốm mang đặc thù riêng, hình thành nên một dòng gốm riêng biệt với những nét độc đáo riêng có. Một đặc điểm điển hình, dễ nhận diện đối với gốm Quảng Đức tráng men, đó là dấu vết vỏ sò còn lưu lại trên bề mặt ở hầu hết các sản phẩm gốm. Điều này được lý giải rằng, các nghệ nhân xưa đã dùng loại nguyên liệu là vỏ sò huyết đầm Ô Loan để chèn xung quanh sản phẩm gốm khi nung với mục đích làm tăng nhiệt độ lò nung, một phần vỏ sò dính vào lớp men của sản phẩm và để lại dấu tích. Mặt khác, với kỹ thuật nung thủ công, nhiệt độ trong lò không đều, nên màu men sản phẩm có sự biến đổi khác nhau, hình thành những màu sắc vừa đa dạng vừa đặc trưng.

Hiện vật khác